Trong ngành thiết kế nội thất hiện nay các sản phẩm từ gỗ luôn được người dùng
ưa chuộng hơn cả. Bởi vì tính chất ưu việt của nó vừa mang lại cảm giác sang
trọng lại gần gũi với thiên nhiên. Nhưng khi sử dụng một chiếc Bàn văn phòng, hay một
chiếc tủ tài liệu hoặc bàn họp…từ các loại gỗ công nghiệp thì chúng là lại chưa
chắc đã biết được hết tính chất và đặc điểm của loại gỗ đó. Hiểu rõ hơn về các
loại gỗ sẽ giúp chúng ta chọn được cho mình sản phẩm ưng ý hơn, phù hợp với điều
kiện và tính chất làm việc của mình.
Những loại gỗ công nghiệp phổ biến
nhất trong ngành thiết kế nội thất văn phòng:
Loại gỗ veneer Loại gỗ công
nghiệp veneer này được ép từ những miếng gỗ rất mỏng, theo các chiều khác nhau
từ ngang, dọc chéo… để tăng thêm tính chịu lực cho miếng gỗ. Loại gỗ này đi cùng
với Veneer để tăng thêm tính thẩm mỹ, sau đó được phủ PU để chống trầy xước và
ẩm mốc. Do có ưu điểm về độ bền và tính thẩm mĩ nên loại gỗ này thường được sử
dụng cho tủ bếp, kệ ti vi hay cửa gỗ công nghiệp…
Loại
gỗ MDF
Đặc điểm nổi bật của loại gỗ này là có độ bền vật lý rất cao, kích
thước lớn rất phù hợp với việc sản xuất các sản phẩm nội thất Bàn hội
trường từ gỗ trong điều kiện vùng khí hậu nhiệt đới như ở Việt Nam. Bề
mặt thường được phủ Veneer hay PU, loại gỗ này cũng có khả năng chịu nước rất
tốt.
Loại gỗ ván dăm
Làm từ các nguyên liệu gỗ rừng như cao su, bạch đàn,
keo…nên có độ bền cơ lý khá tốt. Sản xuất bằng cách ép dăm gỗ trộn với loại keo
chuyên dụng, nhưng do đặc điểm là ép dăm rồi nén lại nên chúng sẽ có độ bền kém
hơn các loại ván sợi. Bề mặt cũng thường được phủ Veneer hay PU khi thiết kế nội
thất bàn ghế hay tủ hồ sơ
Loại gỗ HDF
Loại gỗ này cũng dùng bột gỗ
trộn với keo để ép lại nhưng điểm đặc biệt là nó được nén với cường độ cực kỳ
cao nên có khả năng chịu nước hay chống cháy rất tốt.
Loại gỗ MFC
Đây
là loại gỗ công nghiệp phổ biến nhất được dùng trong ngành nội thất văn phòng,
đến 80% các sản phẩm bàn ghế tủ gỗ đến bàn phòng họp của
chúng ta là từ loại gỗ này. Nguyên liệu của loại gỗ MFC này được sản xuất từ
những cây gỗ rừng chuyên biết được trồng cho việc sản xuất MFC. Gỗ đây chỉ cần
những cây gỗ rừng ngắn hạn không cần đến cây to, sau khi thu hoạch thì được băm
thành các dăm gỗ nhỏ, rồi sử dụng keo ép lại theo những độ dày cần thiết. Tuy
nhiên do thời buổi kinh tế thị trường, rất nhiều cơ sở sản xuất gỗ hiện nay
thường sử dụng gỗ tạp để sản xuất gỗ công nghiệp MFC làm cho giá trị và chất
lượng của sản phẩm giảm xuống nhiều.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét